Câu chuyện thực tập sinh có lương hay không lương đang được tranh luận sôi nổi. Là một người về hưu,ọcviệcrửaảnhnhưng tôibịbắtrửachénhơnmộtnăkeo bd tv đã trải qua từ quá trình học việc, đi làm thuê đến làm chủ, tôi xin góp một vài ý kiến dưới góc độ cá nhân mong các bạn tham khảo.
Theo tôi, thực tập sinh đã trải qua đào tạo, thời gian thực tập chủ yếu nhằm bổ sung kiến thức thực tế, giúp bản thân có kỹ năng làm việc tốt hơn (tất nhiên phải đúng chuyên môn) và chỉ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu mới cần thực tập sinh. Vì vậy, thực tập sinh nên được trả tiền công lao động và thời gian thực tập không nên quá dài, nhằm tạo điều kiện cho người thực tập thụ hưởng được những đãi ngộ tốt.
Thông thường, những doanh nghiệp nhỏ như chúng tôi trả khoảng 250.000 đến 300.000 đồng một ngày cho thực tập sinh. Nhưng cứ sau hai tuần, họ được nâng lương, và thời gian thực tập tối đa hai tháng. Những nhân viên này nếu làm được việc và có nhu cầu thi sau khi tốt nghiệp sẽ được công ty nhận vào chính thức. Người học việc có thể chỉ được trả lương khi bắt đầu làm được việc, còn giai đoạn đầu hầu như chỉ kiếm đủ tiền ăn, nhiều khi còn phải tự bỏ tiền học, vì trước đó họ chưa được đào tạo bài bản.
Kể về chuyện học việc của tôi, sau chín năm đi bộ đội, tôi xuất ngũ và hai năm xin việc không thành vì không có bằng cấp kinh tế. Khi ấy, tôi làm thợ chụp ảnh dạo. Để xin được vào công ty nhiếp ảnh quốc doanh của tỉnh, tôi phải biết làm hết các khâu, trong đó quan trọng là rửa ảnh, nên phải tự tìm cách học.
Tôi đóng ba chỉ vàng tiền học nhưng suốt hơn một năm, ông chủ không cho tôi vào phòng tối (rửa ảnh) bao giờ.Ngày nào ông cũng bắt tôi làm đủ thứ việc từ rửa chén, nấu cơm, giặt giũ quần áo, quét dọn nhà cửa... nói chung là tất cả mọi việc không liên quan tới nghiệp vụ. Mặc dù tôi luôn năn nỉ được học kỹ thuật rửa ảnh để đi thi tuyển, nhưng câu trả lời của ông vẫn là "không".
>> Tôi nghỉ việc khi công ty bắt thử việc sáu tháng
"Nước chảy đá mòn", sau hơn một năm trời, cuối cùng tôi cũng được vào phòng tối xem rửa ảnh, nhưng ông chủ dặn: "Chỉ xem và không được nói, không được hỏi". Sau đúng ba buổi, tôi đã bắt đầu có khái niệm về cách làm. Tôi phải tự mua thuốc, giấy về, mò mẫm tự học bất kể ngày đêm, quên ăn quên ngủ. Sau một tháng, tôi thành công và rửa được ảnh. Dù vậy, sau khi kiểm tra tay nghề, vị Phó Giám đốc công ty nhận xét tôi là người duy nhất không qua đào tạo chính quy nên không kiểm tra lý thuyết; chụp tốt nhưng rửa ảnh, sửa ảnh kém nên chỉ xếp bậc 2/5. Háo hức, chờ đợi gần hai năm, tôi nhận lại một sự thất vọng nặng nề.
Rất may trước đó nên tôi được Sở Văn hóa nhận và điều về công ty. Không phụ lòng lãnh đạo, chỉ sau hai năm, tôi trở thành người quản lý giỏi của công ty. Suốt 37 năm sau đó, tôi vẫn còn ám ảnh cảnh tượng học nghề rửa ảnh của mình. Nên bản thân luôn mong muốn đừng có thêm ai nữa rơi tình cảnh của mình. Cướp đi công sức lao động của những người yếu thế như thực tập sinh, người học việc, quả thực là rất tàn nhẫn.
Với người đang học việc và thực tập, các bạn hãy xác định thái độ thật tốt, tập trung học tập, nhanh chóng lĩnh hội đủ kiến thức mình cần, và kết thúc nhanh nhất kỳ thực tập, học việc để bước vào giai đoạn mới tươi sáng hơn.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.