Livestream nội dung "người lớn",ảnhnóngtrànlantrêlukaku điều "đào"
Thời gian qua, nhiều người dùng Facebook tại Việt Nam phản ánh tình trạng trang tài khoản cá nhân thường xuyên xuất hiện clip livestream với nội dung đồi trụy hoặc "thiếu vải" mà không rõ nguyên nhân. Một số chủ tài khoản cho biết các clip này có những cảnh "người lớn", dù có sử dụng đạo cụ để che, trong khi vài người khẳng định họ đã nhìn thấy những video gắn mác "Phát trực tiếp" không che các vùng nhạy cảm trên cơ thể người nam và nữ xuất hiện trong đó.
"Điều nguy hiểm là các clip này phát công khai trên mạng xã hội và có thể hiển thị đến người xem là trẻ nhỏ, trẻ vị thành niên mà dường như không trải qua sự kiểm soát nào", một người dùng lo lắng nói. Người này cho biết chính Facebook của anh dù rất giới hạn nội dung tương tác cũng hiển thị nhiều clip "không khác gì trong phim người lớn".
Không chỉ phát trực tiếp nội dung đồi "nhạy cảm" lên mạng xã hội Facebook, những kẻ đứng sau các tài khoản phát livestream này còn đính kèm thông tin là đường link rút gọn để dẫn dụ người dùng đến địa chỉ website để tải và cài đặt phần mềm của bên thứ ba.
Theo quảng cáo, đây là ứng dụng chuyên cung cấp dịch vụ mại dâm hoặc cờ bạc, cá độ. Do không đạt tiêu chuẩn nội dung của kho ứng dụng chính thống (như App Store hay Play Store), những phần mềm này đều phải cài từ ngoài và không qua kiểm duyệt về khả năng bảo mật hay độ an toàn đối với thông tin người dùng.
Báo cáo "mỏi tay" vẫn hiện
Tương tự tình trạng hiển thị livestream cờ bạc, cá độ trái phép mà báo chí Việt Nam phản ánh trước đây, các buổi phát trực tiếp clip đồi trụy vẫn "ngang nhiên" lộng hành trên nền tảng mạng xã hội này dù người dùng liên tục bấm báo cáo vi phạm (report) tiêu chuẩn cộng đồng cho đơn vị quản lý Facebook.
Hiện chưa thể xác định chính xác nguyên nhân nhiều người không từng tương tác với các nội dung như đã nêu nhưng vẫn bị hiện quảng cáo hay buổi livestream từ những tài khoản hoàn toàn xa lạ. Theo một chuyên gia công nghệ, nội dung có thể được hiển thị cho người dùng dựa trên việc khoanh vùng nhóm đối tượng như giới tính, độ tuổi, sở thích xem video trên nền tảng Facebook... Bên cạnh đó, việc gợi ý những buổi livestream nói chung được xem là cách để mạng xã hội này thu hút người dùng ở lại, gia tăng thời gian tương tác trên nền tảng trong bối cảnh những chỉ số này liên tiếp sụt giảm.
Việc báo cáo không mang lại kết quả khi nội dung không mong muốn vẫn liên tiếp được gợi ý cho người dùng. Điều này cũng cho thấy công cụ tự động của Facebook vẫn còn lỗ hổng trong việc kiểm duyệt nội dung xuất hiện trên video phát trực tuyến. Theo chuyên gia Vũ Ngọc Sơn - Giám đốc công nghệ Công ty Công nghệ An ninh mạng quốc gia Việt Nam (NCS), khi người dùng tải lên tập tin hình ảnh, âm thanh, hệ thống kiểm duyệt tự động có thể phát hiện vi phạm (bản quyền, bạo lực, đồi trụy...) thông qua thuật toán phân tích được tích hợp trên nền tảng vì đã có đầy đủ nội dung. Tuy nhiên với hình thức livestream, quy trình này không còn hiệu quả.
"Khi bắt đầu phát trực tuyến, hệ thống tự động gần như không có thông tin gì vì chưa biết nội dung sẽ diễn ra trong buổi livestream. Nếu sử dụng hệ thống kiểm duyệt theo thời gian thực, việc kiểm soát từng hình ảnh, âm thanh đòi hỏi hệ thống xử lý hiệu năng rất cao, đầu tư về công nghệ AI vô cùng lớn, đồng thời có thể ảnh hưởng đến cả trải nghiệm người dùng vì có thể gây giật, lag hình ảnh, âm thanh. Chính vì vậy không nhiều hệ thống hiện tại có khả năng phát hiện sai phạm trực tiếp trong livestream. Đây có thể nói là kẽ hở để các đối tượng lợi dụng, phát tán các nội dung vi phạm pháp luật", ông Sơn phân tích.
"Có dấu hiệu vi phạm hình sự"
Trao đổi với Thanh Niên, luật sư Hồ Văn Sơn, Giám đốc Công ty luật Hồ Gia-Phú Thịnh (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, các hình thức livestream không lành mạnh đang nở rộ trên ứng dụng điện thoại, website trong thời gian qua có rất nhiều hành vi vi phạm pháp luật. Theo ông, tùy thuộc vào tính chất mức độ từng hành vi livestream mà cá nhân, tổ chức tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
"Đối với nhà cung cấp dịch vụ là cá nhân, ngoài các vi phạm về quản lý hành chính cho hoạt động mạng xã hội được quy định tại Nghị định 72/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, còn có các dấu hiệu của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy quy định tại điều 326 bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017", luật sư Hồ Văn Sơn nhấn mạnh.
Liên quan đến rủi ro bảo mật khi xem và tải ứng dụng đáng ngờ được giới thiệu trong livestream, ông Vũ Ngọc Sơn cho rằng người dùng dễ mất cảnh giác do được "mắt thấy, tai nghe" người thật, việc thật trước mặt. Lợi dụng điều này, kẻ lừa đảo có thể phát các nội dung hấp dẫn, tò mò, gây kích thích người dùng, từ đó gửi đường link để tải ứng dụng không chính thống, dẫn dụ người dùng cài lên thiết bị cá nhân để được xem nhiều nội dung hơn.
"Tuy nhiên, các phần mềm này rất có thể chứa mã độc, từ đó điện thoại người dùng sẽ bị kiểm soát, lấy thông tin nhạy cảm trên điện thoại. Thậm chí, kẻ tấn công có thể điều khiển điện thoại từ xa, ghi âm, ghi hình, chiếm tài khoản, mật khẩu, trộm tiền trong tài khoản ngân hàng của nạn nhân", lãnh đạo NCS cho biết thêm.
Chuyên gia Vũ Ngọc Sơn nhận định các ứng dụng từ đường link không chính thống, không rõ nguồn gốc phần lớn đều có khả năng tải thêm phần mềm khác về máy. "Có thể nói đây là một cửa hậu rất nguy hiểm, cho phép hacker kiểm soát điện thoại của nạn nhân từ xa. Người dùng tuyệt đối không cài đặt chương trình từ các địa chỉ không chính thống vào máy, chỉ nên tải từ gian ứng dụng đã được tích hợp sẵn trên điện thoại", ông cho biết, đồng thời khuyến cáo để tự bảo vệ mình, người dùng không nên tham gia vào các livestream có mời cài đặt ứng dụng ngoài, cần nhấn báo cáo vi phạm cho Facebook để đội ngũ kiểm duyệt xử lý sớm.