PGS-TS Lê Hành,òngkhámthẩmmỹtăngchóngmặrio66 bet Chủ tịch Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam (VSAPS) nói như trên tại Hội nghị khoa học quốc tế thường niên lần thứ 8 của VSAPS và đại hội nhiệm kỳ 2 của hội diễn ra trong 2 ngày cuối tuần qua tại TP.HCM.
Theo PGS-TS Lê Hành, dù ra đời muộn nhưng hoạt động của VSAPS hiện vươn ra ngoài Việt Nam để nối kết với thế giới trong sự cộng tác công bằng, bình đẳng và có sáng tạo; có những sáng kiến, cải tiến đóng góp vào sự tiến bộ của chuyên ngành. VSAPS đã tổ chức những hội nghị thẩm mỹ lớn và những báo cáo của bác sĩ Việt Nam có chất lượng tương đương với các báo cáo các chuyên gia trên thế giới, đây là điều đáng khuyến khích.
Cũng theo ông, tại Việt Nam, số lượng bác sĩ hành nghề thẩm mỹ tăng với chất lượng ổn định. Cùng với đó là sự đào tạo về phẫu thuật thẩm mỹ, cũng như những phương pháp ít xâm lấn được thực hiện trong các trường đại học ngày càng nhiều. Chất lượng bác sĩ thực hành, hành nghề được định chuẩn và những bằng cấp chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 được thẩm định. Trình độ người hành nghề được nâng cao theo thời gian…
"Hiện nay, số lượng và chất lượng các cơ sở thực hành tăng chóng mặt ở các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa. Những phòng khám phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ, những phòng khám thẩm mỹ chăm sóc da mọc lên chóng mặt", Chủ tịch Hội Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Việt Nam nói.
Ông ví von, trong lĩnh vực làm đẹp, hiện khu vực Q.10 ở TP.HCM như khu Kangnam của Hàn Quốc, điều này cách đây 5 năm chưa nghĩ tới. Một số tỉnh thành khác cũng có những trung tâm thẩm mỹ có trình độ cao, hiện đại, như: Hà Nội, Cần Thơ, TP.Vinh (Nghệ An), Thái Bình…
"Những tiến bộ này không chỉ mang đến cái đẹp cho bệnh nhân về ngoại hình mà còn giúp cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân cả thể chất lẫn tinh thần", PGS-TS Lê Hành nói.
Tuy nhiên, lãnh đạo hội này cũng thừa nhận có một số khó khăn. Đó là hội chưa có tiếng nói chính thống mạnh mẽ trong hệ thống quản lý về mặt chuyên môn của sở, ban ngành. Chưa có thẩm quyền và quyền hạn về mặt quản lý hành nghề nên còn nhiều cơ sở hoạt động vượt phép. Vẫn còn nhiều bác sĩ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ chưa tha thiết gia nhập hàng ngũ hội (hiện hội có 294 hội viên).
Tính đến giữa năm 2023, tại TP.HCM có 598 cơ sở thẩm mỹ do Bộ Y tế và Sở Y tế thẩm định và cấp phép hoạt động. Cụ thể, có 35 đơn vị thẩm mỹ do các bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ đảm trách (20 bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, 15 bệnh viện đa khoa có khoa thẩm mỹ); 257 cơ sở là phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ; 306 cơ sở chuyên khoa da liễu có dịch vụ thẩm mỹ.
Ngoài ra còn có 6.489 cơ sở do UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh,các cơ sở này hoạt động mà không cần cơ quan chuyên môn y tế thẩm định và cấp phép.Trong đó, có 2.175 cơ sở spa và chăm sóc da; 516 cơ sở phun, xăm, thêu trên da; 3.798 cơ sở dịch vụ cắt tóc, gội đầu, làm móng...