Từ giữa tháng 10,ìsaongườidùngkhôngcònđượcđăngkýcặp lô đẹp nhất hôm nay một số nhà mạng như Wintel, Itel, VNSky thông báo tới người dùng về việc ngừng đăng ký thông tin thuê bao và kích hoạt sim qua hình thức online. Tuần trước, Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ra văn bản đề nghị các doanh nghiệp còn lại dừng toàn bộ việc sử dụng ứng dụng, phần mềm trực tuyến để chuẩn hóa thông tin thuê bao di động.
Trả lời VnExpress ngày 7/11, đại diện Cục Viễn thông cho biết hiện nay quy định của pháp luật chưa cho phép triển khai đăng ký sim theo hình thức online. "Việc các nhà mạng không triển khai đăng ký sim trực tuyến là phù hợp với quy định hiện hành", ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Viễn thông, nói.
Trước đó, việc sử dụng phần mềm trực tuyến để rà soát, chuẩn hóa thông tin thuê bao di động được Cục Viễn thông thí điểm từ cuối 2022. Giải pháp được đánh giá đem lại nhiều thuận lợi cho người dùng, đặc biệt trong quá trình chuẩn hóa thông tin thuê bao hồi giữa năm, giúp người dùng không cần đến điểm giao dịch của nhà mạng. Tuy nhiên, việc xác thực online cũng tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng để đăng ký sim không chính chủ và là một trong những nguyên nhân của sim rác.
Trong bối cảnh nhà mạng cam kết ngừng bán sim qua kênh đại lý, việc dừng xác thực trực tuyến cũng khiến một số nhà mạng gặp khó khăn khi mở rộng thuê bao nếu có ít điểm giao dịch trực tiếp.
Theo đại diện một nhà mạng, đăng ký thuê bao online tạo thuận lợi cho người dùng và nhà cung cấp. Để thực hiện một cách an toàn, Bộ có thể yêu cầu các nhà mạng phải đảm bảo điều kiện như kết nối để đối soát với cơ sở dữ liệu dân cư của Bộ Công an, sử dụng giải pháp eKYC xác thực người dùng. "Nếu cần thiết, có thể tiến hành thêm bước nữa là sử dụng video call để kiểm tra có đúng chính chủ đăng ký sim hay không", người này cho biết.
Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đang nghiên cứu đề xuất của các doanh nghiệp viễn thông về việc cho phép đăng ký thông tin thuê bao trực tuyến, từ đó sẽ đề xuất Chính phủ xem xét, sửa đổi Nghị định 49, sau khi Luật Viễn thông sửa đổi chính thức được ban hành.
Lưu Quý