Tranh luận với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn về giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường tại phiên chất vấn sáng 8.11,ọcsinhlạicóhọcsinhđánhnhauđạibiểuchấtvấnBộtrưởtag question đại biểu Nguyễn Thị Xuân (đoàn Đắk Lắk) nhắc lại việc bộ trưởng cho biết sẽ tăng cường tập huấn kỹ năng sống cho học sinh khi có vấn đề nguy cơ phát sinh bạo lực với chính mình.
Theo đó, bình quân mỗi năm học cả nước đã xảy ra hơn 1.500 vụ bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường; cứ 5.200 học sinh lại có 1 học sinh đánh nhau.
Đại biểu tiếp tục đặt câu hỏi về bạo lực học đường với Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tại phiên chất vấn sáng 8.11
GIA HÂN
Đồng tình với phần nguyên nhân đã được Bộ trưởng Sơn chỉ ra, song đại biểu Xuân cũng đề nghị vấn đề này cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các đoàn thể, trong đó có Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi gia đình để góp phần chấm dứt bạo lực học đường. Bà cũng đề nghị Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này.
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn, bạo lực học đường còn xuất phát từ tình trạng nhiều học sinh dù bị bạo lực nhưng lại ngại nói ra. Vì thế, thời gian tới, bộ sẽ tiếp tục tăng cường tập huấn kỹ năng sống cho học sinh khi có vấn đề nguy cơ phát sinh bạo lực với chính mình; tăng cường tập huấn kỹ năng cho giáo viên phụ trách.
Đặc biệt, bổ sung vị trí chuyên trách tư vấn tâm lý học đường trong các cơ sở giáo dục; đây cũng là vị trí việc làm đã được Bộ Nội vụ đồng ý tăng thêm trong biên chế giáo dục. Bên cạnh đó, sẽ tăng cường triển khai các hoạt động vui chơi, giải trí tích cực, góp phần hạn chế, giảm khả năng phát sinh các vấn đề bạo lực, tiêu cực…
Đồng thời, đẩy mạnh sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc bảo vệ con em khỏi bạo lực học đường. Bộ trưởng Sơn cũng nhấn mạnh, việc đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với mục tiêu phát triển con người, nâng cao nhân cách đạo đức con người Việt Nam cũng sẽ góp phần hạn chế tình trạng này.
Tiếp tục chất vấn về tình trạng bạo lực học đường, đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) nhấn mạnh đến vai trò của nhà trường và xã hội trong việc ngăn chặn bạo lực học đường. Lý do, dù đã có nhiều nỗ lực nhưng bạo lực học đường vẫn xảy ra ngày càng phức tạp hơn.
Chia sẻ với Bộ trưởng GD-ĐT vấn đề khách quan trong giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng văn hóa ứng xử đạo đức học đường, đại biểu Tám cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, có những giá trị văn hóa truyền thống đang bị cạnh tranh, trong khi những giá trị mới đang hình thành và chưa rõ, chưa được khẳng định. Theo ông, vấn đề này không chỉ của ngành giáo dục mà còn là vấn đề của ngành văn hóa.
“Ngành văn hóa cần có giải pháp để duy trì, phát huy giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống, đồng thời định hướng, thúc đẩy, hình thành giá trị văn hóa mới; giải pháp đó như thế nào, đại biểu xin gửi câu hỏi này đến Bộ trưởng VH-TT-DL”, đại biểu đoàn Kon Tum nêu.
Cảm ơn ý kiến của đại biểu Tô Văn Tám về vấn đề bạo lực học đường, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là ý kiến đúng đắn và sẽ được bộ tiếp thu nghiêm túc.