【báo tin tức】Vi phạm đất đai dẫn đến nhiều khiếu kiện, bức xúc của nhân dân
Thẩm tra báo cáo kết quả thực hành tiết kiệm,ạmđấtđaidẫnđếnnhiềukhiếukiệnbứcxúccủanhândâbáo tin tức chống lãng phí năm 2020 của Chính phủ, báo cáo của Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội do Phó chủ nhiệm Ủy ban Bùi Đặng Dũng trình bày tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 27.5, khẳng định nhiều kết quả đạt được của Chính phủ trong công tác này.Tuy vậy, báo cáo cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục.Theo đó, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội cho rằng, việc xây dựng pháp luật, định mức, tiêu chuẩn, chế độ và cải cách thủ tục hành chính chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đặt ra.Cơ quan thẩm tra dẫn chứng, ngoài tình trạng xin lùi, rút dự án khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn diễn ra; “nợ đọng” văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh vẫn còn, thì việc cải cách thủ tục hành chính ở nhiều nơi còn gặp khó khăn, vướng mắc; thủ tục hành chính trong một số trường hợp còn chậm và chưa hợp lý.Về quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, còn một số bất cập, gây lãng phí. Cụ thể, báo cáo thẩm tra cho biết, công tác cơ cấu lại ngân sách có nhiều chuyển biến tích cực nhưng do tác động của thiên tai, dịch bệnh nên 2020 bị hụt thu ngân sách trong khi phải tăng chi khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh làm tăng bội chi ngân sách và nợ công.Bên cạnh đó, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội chỉ rõ, tiến độ thực hiện một số dự án chậm, không giải ngân hết kế hoạch vốn được giao. Việc phân bổ, thẩm định, giao, điều chỉnh dự toán chi đầu tư còn chậm; tiến độ giải phóng mặt bằng, giải ngân một số dự án đầu tư trọng điểm rất chậm.Cơ quan thẩm tra cũng "điểm mặt, chỉ tên" chậm như: Dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành; Dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất, Cảng hàng không quốc tế Long Thành; dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông,...
Còn xảy ra vi phạm trong đấu thầu mua sắm tài sản công
Cũng theo Ủy ban Tài chính Ngân sách, công tác cải cách hành chính, sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế chưa đạt yêu cầu, tiến độ đề ra. Hồ sơ, thủ tục hành chính vẫn còn chậm giải quyết. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông tin để theo dõi, đôn đốc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp còn gặp nhiều vướng mắc.Việc mua sắm, sử dụng phương tiện, thiết bị làm việc của một số cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước còn chưa tuân thủ nghiêm các quy định hiện hành; việc quản lý, sử dụng trang thiết bị làm việc, nhà đất công còn có biểu hiện lãng phí. Một số cơ quan còn xảy ra vi phạm trong đấu thầu mua sắm tài sản công."Có bộ, cơ quan T.Ư được đầu tư trụ sở mới nhưng vẫn giữ trụ sở cũ để bố trí cho đơn vị thuộc phạm vi quản lý tiếp tục sử dụng mà chưa nêu rõ lý do", ông Dũng nêu, đồng thời cho biết một số quy định về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất còn chưa cụ thể hoặc không còn phù hợp với yêu cầu thực tiễn..
Vi phạm quản lý, sử dụng đất còn tồn tại
Bên cạnh đó, Ủy ban Tài chính Ngân sách cho rằng, triển khai một số quy trình, thủ tục trong quản lý, khai thác, sử dụng đất, tài nguyên còn chậm; vi phạm trong quản lý, sử dụng đất, tài nguyên còn tồn tại."Công tác kiểm kê đất, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng, tỉnh còn chậm. Vi phạm quản lý, sử dụng đất đai vẫn xảy ra dẫn đến nhiều khiếu kiện, bức xúc của nhân dân. Việc vi phạm quy định pháp luật trong quản lý, sử dụng tài nguyên nước, khai thác khoáng sản, chặt phá rừng trái phép, cháy rừng còn xảy ra ở một số nơi", ông Dũng chỉ rõ.Một tồn tại khác cũng được Ủy ban Tài chính Ngân sách nêu ra là việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại một số doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả; tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp còn chậm.Theo ông Dũng, dến ngày 24.12.2020 mới thực hiện đạt 27,3% kế hoạch năm 2020, còn 89 doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa; một số doanh nghiệp chậm quyết toán cổ phần hóa, khó khăn cho quá trình hoạt động của công ty cổ phần, ảnh hưởng quá trình thoái vốn tại doanh nghiệp; hiệu quả đóng góp của doanh nghiệp nhà nước thấp...